Phân biệt các loại vải thun

Thành phần: 100% Cotton.

 Vải cotton xuất phát chính từ vải sợi bông. Khi người ta biết trồng cây bông, đợi cho quả bông chín nó bung ra, và họ đi thu lại những sợi bông thô ở trong quả bông đã nứt ra. mang về, tẩy qua, họ đem xe thành sợi và từng cuộn sợi bông để dệt quần áo.
Sau này nghành công nghiệp dệt may áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất cho những chiếc quần vải cotton, áo thun vải cotton như hiện nay. Khoa học phát triển họ cũng thu hoạch tương tự từ cây bông, nhưng họ thu về được chế biến, tẩy trắng nhiều hơn, họ còn phải pha thêm một chút hóa chất để giảm thời gian vải mục, mốc..
Vải cotton là sợi vải tổng hợp được làm từ nhiều nguyên liệu thiên nhiên và các chất hóa học mà tạo thành. Chất liệu này được dùng phổ biến nhất trong may mặc. Vì những tính năng vượt trội như chất liệu khá tốt, thấm mồ hôi, đa dạng, giặt nhanh khô và lâu hỏng nếu biết cách sử dụng.
Tính chất: Hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt và làm mát cơ thể.
Nhược điểm: giá thành cao, mình vải cứng, có cảm giác khô thường là lựa chọn của các khách hàng nam. Người ta khắc phục nhược điểm này bằng cách pha sợi Spandex để tạo sự mềm mại cho những đường cong quyến rũ đối với các khách hàng nữ.
Vải thun: 65/35
Thành phần: Sợi gồm tỉ lệ 65% Cotton, 35 % nilon (Poliester).
Tính chất: Do có sợi pha nilon (Poli) nên mặc sẽ nóng hơn, ít hút ẩm nhưng mình vải có cảm giác mềm mại hơn. Giá thành rẻ, chất lượng tương đối, là lựa chọn của đa số khách hàng không yêu cầu cao về chất lượng. Để vải có độ co dãn nhiều, người ta cũng pha thêm sợi Spandex.
Vải thun Poliester (PE):
Thành phần: Sợi gồm 100 % nilon (Poliester).
Tính chất: vải không hút ẩm, mặc vào rất nóng, mình vải không đẹp nhanh bị xù lông, tuy nhiên vải thun có thành phần sợi PE thường có độ bền cao và ít bị nhàu, vải ít bị co khi sử dụng giá thành rẻ nên được phổ biến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *