Hiển thị 1–12 của 20 kết quả

In áo thun chuyển nhiệt là gì? In chuyển nhiệt và những điều cần biết

In áo thun chuyển nhiệt là gì? Phương pháp in áo thun này có phù hợp với áo đồng phục, áo lớp, công ty hay gia đình của bạn?

Đây là phương pháp in kĩ thuật số được áp dụng cho giấy và các vật liệu in khác bằng cách sử dụng nhiệt làm nóng lớp phủ ribbon để nó bám vào bề mặt vật liệu in. Công nghệ này bao gồm 2 công đoạn chính là in mẫu thiết kế lên giấy in chuyển nhiệt và ép nhiệt để chuyển những hình in đó ra vật liệu cần in.

So với các phương pháp in khác, thì phương pháp in chuyển nhiệt được sử dụng phổ biến hơn cả. Bởi chúng có khả năng tạo ra những hình ảnh đẹp, sắc nét trong thời gian ngắn và chi phí rẻ.

Nguyên lý in áo thun chuyển nhiệt

Nguyên lý hoạt động của máy in áo thun chuyển nhiệt là máy in pha màu tự động laser in lên trên giấy in chuyển nhiệt chuyên dụng. Sau đó mới đặt tấm giấy này lên trên bề mặt vải. Bạn có thể dùng máy ép và hơi nóng chuyển phần mực sang bề mặt vải từ đó, tên gọi in chuyển nhiệt mới được ra đời.

In chuyển nhiệt không giới hạn về màu sắc in

Không giống với vải lụa, khi sử dụng càng nhiều màu sắc thì chi phí càng cao. Tuy nhiên đối với in chuyển nhiệt, mỗi một hình in được in bằng máy in phun laser pha màu tự động. Do đó, bạn có thể in được hình với độ sắc nét rất cao và thể hiện được đầy đủ hiệu ứng, kể cả các hình phong cảnh hay hình 3D.

Chi phí in chuyển nhiệt chỉ phụ thuộc vào diện tích in hình, số vị trí in và màu nền vải in.

may áo thun sự kiện

Ưu điểm của công nghệ in chuyển nhiệt trên áo thun

Hình in đa dạng, từ ảnh chụp đến hình 3D.

Chất lượng hình in cao, sắc nét, chân thực và bền chắc.

Hình in không bị ảnh hưởng các loại hoá chất tẩy rửa.

Mực in thấm vào vải. Hình in không gây cứng, cộm áo, bề mặt trơn nhẵn không gây khó chịu cho người mặc.

Có thể in hình in cỡ lớn, tràn áo.

Có thể thực hiện với số lượng lớn và chi phí rẻ.

Thời gian sản xuất nhanh hơn so với các kiểu in khác.

Nhược điểm của công nghệ in chuyển nhiệt trên áo thun

In chuyển nhiệt trên nền vải đen, tối màu là một điều khó khăn. Mực in trong phương pháp này thường in tốt trên bề mặt vải sáng màu. Với vải tối màu, độ bền của hình in sẽ kém hơn, độ sắc nét và tinh tế cũng giảm đi.

In trên nền vải cotton 100% cũng là một khó khăn của phương pháp này. Màu sắc trên vải cotton thường bị phai nhạt hơn so với mẫu thiết kế. Và độ bền cũng không bằng nền vải poly.